Ai từng đặt chân tới mảnh đất địa đầu tổ quốc Hà Giang đều không thể nào quên những phiên chợ người dân tộc họp duy nhất một ngày trong tuần.
Quang cảnh chợ phiên Đồng Văn họp ngày chủ nhật hàng tuần.
Chợ phiên Đồng Văn trước kia họp tại khu vực này, chợ được xây dựng bằng đá từ thời Pháp khoảng năm 1920. Nay, chợ đã đã được di dời sang địa điểm mới cách đó 200m. Ký ức về phiên chợ cổ Đồng Văn chỉ còn là hoài niệm.
Chợ phiên là nét văn hóa độc đáo của Hà Giang mỗi tuần họp một lần, có những phiên chợ chỉ họp vào ngày con giáp hay còn gọi là chợ lùi, chẳng hạn chợ trước họp vào chủ nhật thì sang tuần kế tiếp sẽ họp vào thứ hai như: Chợ Lũng Phìn họp ngày Dần và ngày Thân, chợ Xà Phìn (Đồng Văn) họp ngày Tỵ và ngày Hợi…
Ngày nay, chợ thường họp vào thứ bảy hoặc chủ nhật và bắt đầu từ rất sớm.
Gian hàng thổ cẩm sặc sỡ màu sắc được làm từ chính bàn tay đồng bào dân tộc nơi đây.
Chợ phiên Đồng Văn, nơi trao đổi giao thương hàng hóa, nông sản của đồng bào 17 xã trong huyện nên mặt hàng khá đa dạng.
Bánh ngô, một loại bánh chỉ có tại phiên chợ vùng cao. Bánh làm từ bột ngô có vị chua chua, thơm để ăn với lẩu thắng cố.
Thợ sửa đồng hồ tại chợ phiên Mèo Vạc.
Những người đàn ông luôn coi đây là cơ hội gặp mặt quây quần quanh bàn rượu và nồi thắng cố (một thứ đặc sản làm từ ngựa chỉ có ở phiên chợ vùng cao) để rồi say ngất tại chợ hoặc nằm ngả lưng đâu đó trên đường về nhà.
Người người đến chợ không chỉ để giao thương trao đổi buôn bán hàng hóa, họ còn gặp mặt hàn huyên nói chuyện sau một tuần lao động mệt nhọc.
Dãy hàng hương tại chợ phiên Mèo Vạc.
Dãy hàng ăn bao gồm nhiều đặc sản của đồng bào dân tộc nơi đây.
Hàng xén, gian hàng tưởng chừng chỉ thấy ở không gian chợ đồng bằng bắc bộ cũng có mặt tại chợ phiên Mèo Vạc.
Chợ phiên sẽ luôn là nét văn hóa không thể tách rời trong tâm thức người già và trẻ nhỏ thuộc cộng đồng các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.
Theo Zing
No comments:
Post a Comment