Pages

BidVertiser

yt

Mỹ Đình rực sàng trong đêm pháo hoa lớn nhất Việt Nam

 

Kết hợp cùng ánh sáng laser và âm nhạc, màn trình diễn pháo hoa độc đáo tại đêm hội văn hóa nghệ thuật tối 10/10 khiến hàng trăm nghìn khán giả trong và ngoài sân vận động Mỹ Đình trầm trồ thích thú.

_HTV0911

HHA_9182

21h25 những quả pháo hoa đầu tiên bắn lên khi đêm bế mạc đại lễ nghìn năm bước vào những phút cuối cùng.

_HTV0944

_HTV0945

Kết hợp cùng ánh sáng laze độc đáo. Hơn 20 phút pháo hoa nghệ thuật đã tái hiện toàn bộ lịch sử của kinh thành Thăng Long.

_HTV0951

_HTV1018

Nhiều loại pháo hoa được nhập từ nước ngoài, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

_HTV1010

_HTV0951[1]

HHA_9134

Sự kết hợp của pháo hoa, âm nhạc, ánh sáng laser đã tạo nên một đêm hội Mỹ Đình đầy ấn tượng.

Hoàng Hà (Vnexpress)

Báu vật Hoàng cung Việt Nam: Chén ngọc, chậu vàng, sách vàng

IMG_1383

IMG_1381

IMG_1382

Bộ chén ngọc khảm vàng triều Nguyễn.

IMG_1357

Chậu vàng của triều Nguyễn, năm Duy Tân 5 (1911), trọng lượng 1,4 kg.

IMG_1413

IMG_1419

IMG_1416

Đài vàng cẩn ngọc triều Nguyễn thế kỷ 19.

IMG_1445

IMG_1365_1

Cuốn sách vàng chế tác năm Gia Long thứ 5 (1806) có trọng lượng 2,1 kg.

Tiến Dũng (Vnexpress)

Báu vật Hoàng cung Việt Nam: Ấn, kiếm vàng triều Nguyễn

IMG_1377

Từ trái qua phải: Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" bằng vàng ròng nặng 8,5 kg, đúc năm Minh Mạng 8 (1827); ấn ngọc "Đai Nam Thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ" của triều Nguyễn; ấn "Quốc gia tín bảo" đúc bằng vàng, nặng gần 5 kg vào niên hiệu Gia Long.

IMG_1372

IMG_1376

Ấn "Sắc mệnh chi bảo" gồm 2 cấp, có hình vuông, trên có hình rồng đầu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: “Thập tuế hoàng kim nhị bách nhị thập tam lạng lục tiền - Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát nhật tạo”. (Nghĩa là: Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền - đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8, 1827).

IMG_1387

Kiếm vàng triều Nguyễn thế kỷ 19 (bên trên) và kiếm vàng "An dân bảo kiếm" năm Khải Định (1916-1925) ở bên dưới.

IMG_1388

IMG_1389

IMG_1394_1

IMG_1398

Các họa tiết chạm khắc tinh xảo trên kiếm.

Tiến Dũng (Vnexpress)

Bảo vật Hoàng cung Việt Nam

 

Sau hơn 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những bảo vật tượng trưng cho quyền lực của triều đại phong kiến như kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bảo kiếm... lần đầu được giới thiệu tới công chúng sáng 9/10.

IMG_1436

Hoàng cung vốn bí ẩn với với người dân và bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn. Hàng trăm năm qua, không nhiều người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này. Chính vì vậy, những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung.

IMG_1429

Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ năm 1959 đến nay, hàng trăm bảo vật của triều đại Lê, Nguyễn như ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.

IMG_1352

Tại lần trưng bày đầu tiên, dù số lượng bảo vật không nhiều, nhưng để đảm bảo an ninh, Bảo tàng Lịch sử đã nhập tủ trưng bày bằng kính 2 lớp dày 12 ly, đóng mở bằng mật khẩu, bục bệ bằng thép 2 lớp. Phòng trưng bày cũng được lắp camera quan sát 24/24h.

IMG_1354

Các vị quan khách tham quan tủ trưng bày mũ vàng của vua triều Lê, Nguyễn.

IMG_1441

Do lần đầu được chiêm ngưỡng những bảo vật này nên hàng trăm người dân đã chen cứng trong phòng trưng bày và đua nhau ghi lại những hình ảnh đáng nhớ.

IMG_1402

Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19) nặng hơn 700 gam.

IMG_1356

Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19), nặng 660 gam, được gắn nhiều họa tiết bằng vàng.

IMG_1403

IMG_1404

Cận cảnh đỉnh mũ.

IMG_1408_1

Phía sau mũ cũng được trang trí tinh xảo.

Tiến Dũng (Vnexpress)

Trọn vẹn đêm hội "Thăng Long - Hà Nội - Thành phố Rồng bay"

20 phút bầu trời trên SVĐ Mỹ Đình rực sáng pháo hoa. Đó cũng là điểm nhấn cuối cùng đêm hội văn hóa nghệ thuật “Thăng Long- Hà Nội - Thành phố Rồng bay”. Một bữa tiệc của âm thanh, ánh sáng mừng Đại lễ đã thực sự khép lại trọn vẹn.

daileTL1010101

daileTL1010103

Dàn hợp xướng mở màn đêm hội “Thăng Long - Hà Nội - Thành phố Rồng bay”

 

20h20, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội tuyên bố khai mạc đêm hội. Ngay sau đó là hình ảnh chim hạc tung bay được trình chiếu bằng ánh sáng cùng hình ảnh rồng uốn lượn trên màn hình trung tâm. Dàn trống và dàn diễn viên xuất hiện.

Tham gia đêm hội tối 10/10 có gần 10.000 nghệ sĩ, VĐV đến từ các đơn vị, trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội tham gia trình diễn trên sân khấu lớn với hình tượng trống đồng khổng lồ. Toàn bộ khán đài B được bao trùm bởi một màn hình lớn chiếu những hình ảnh phụ trợ tôn vinh văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

Trong phần mở màn, đêm hội  không có lời MC dẫn dắt mà thay vào đó là những hiệu ứng kỹ xảo đưa người dân gặp lại những đặc trưng của văn hóa Tây Bắc, biển, đảo, không gian dãy Trường Sơn, Tây Nguyên hay những công trình kiến trúc tiêu biểu Hà Nội (Tháp Rùa, Khuê Văn Các, linh vật Trâu vàng, Bạch mã, Rùa vàng…).

daileTL1010104

Lúc này, người dân cả nước được ôn lại những mốc son hào hùng, chói lọi của dân tộc qua phần biểu diễn của các nghệ sĩ trên sân khấu. Từ hình ảnh chiếc trống đồng, tượng trưng cho bề dày lịch sử VN cho đến Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ cùng hình ảnh hai con rồng bay lên, Thăng Long - Hà Nội ra đời từ đó.

 

Những lời thơ "như tạc như in" vào tâm khảm của mỗi người Việt Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! vang trên sân khấu đêm hội, cùng hiệu ứng của ánh sáng và âm thanh, các tiết mục lại càng trở nên ấn tượng hơn.

daileTL1010106
daileTL1010107

Những tiết mục trong chương hai “Hào khí đất thiêng - Tinh hoa ngàn năm văn hiến”

 

Theo kịch bản đã được tiết lộ trước đó, đêm hội chia thành: chương một “Quyết định trọng đại”, chương hai “Hào khí đất thiêng - Tinh hoa ngàn năm văn hiến” và chương 3 có tên gọi “Thời đại Hồ Chí Minh - Ngày hội non sông - Thông điệp thành phố vì hòa bình”. 20h42 phút, trên sân khấu hàng trăm "diễn viên" trong trang phục màu trắng đã thể hiện được một tinh thần thượng võ, mạnh mẽ trong tiếng trống dồn.

20h47 phút, sân khấu rộn ràng chào đón một mùa xuân mới với màu hoa đào, với điệu múa lân sư...  Sau màn diễn của những cánh hoa đào cách điệu bằng ánh sáng lẫn trong phần đồng diễn là ca từ "đây Thành Thăng Long đón xuân về muôn nhà... Mùa xuân mới trên đất nước...", sân khấu chuyển sang một "thời khắc" khác. Bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được vang lên, lại thấy một mùa hoa tươi mới ngập tràn. Tiết mục múa hoa sen lại lắng lại cảm xúc về Người.

daileTL1010105

Những màn ánh sáng tuyệt đẹp đã khiến đêm hội thêm ấn tượng

 

21h chương trình đã bước sang chương 3 với tên gọi “Thời đại Hồ Chí Minh - Ngày hội non sông - Thông điệp thành phố vì hòa bình”. Đây là chặng đường ôn lại những năm tháng cả nước bước vào cuộc chiến đấu giành độc lập tự do. Sau những màn múa minh họa trong giai điệu Hà Nội - niềm tin và hi vọng, sân khấu  20h10 phút sâu lắng lạ thường khi âm thanh tiếng đàn bầu ngân lên "Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là tiếng cha", mới thấy thiêng liêng làm sao.

Âm nhạc lại rộn ràng với bài Đất nước trọn niềm vui qua phần biểu diễn của nghệ sĩ Minh Đức cùng các diễn viên minh họa, ca khúc đã tiếp thêm lửa truyền thống một niềm tự hào, hào sảng trong ngày chiến thắng của đất nước.

 

21h15 phút, Hà Nội yêu thương đã hiện hữu qua ca khúc Hà Nội đêm trở gió, cùng giọng ca diva Mỹ Linh đã khiến người thưởng thức xốn xang. Hà Nội trong một chiều bảng lảng với những tà áo dài - đó cũng là phần diễn của rất nhiều thanh nữ trong đêm hội trình diễn qua tiết mục này.

Hợp xướng Bài ca tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội của nhạc sĩ Trọng Đài cũng như màn trình diễn của 1.000 thanh thiếu niên Thủ đô thể hiện khát vọng của tuổi trẻ và ước mơ về một thành phố hòa bình và màn đồng diễn võ thuật của các võ sinh thể hiện khí phách và sức mạnh Việt Nam tiếp nối truyền thống trong lịch sử của cha ông, đã kết thúc chương ba của đêm hội.

 

Được biết, đêm hội nghệ thuật chào mừng thành công Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội này do NSND Trọng Đài làm tổng đạo diễn và kịch bản của nhà văn Nguyễn Khắc Phục.

21h30, bầu trời trên SVĐ Mỹ Đình đã rực sáng pháo hoa. Đêm hội văn hóa nghệ thuật “Thăng Long- Hà Nội - Thành phố Rồng bay” thành công trọn vẹn. Xin chào Hà Nội - 1000 năm!

***

sang310102010

Hồi hộp chờ đón đêm hội “Thăng Long - Hà Nội - Thành phố Rồng bay”.
Ảnh chụp tại SVĐ Mỹ Đình lúc 18h30 ngày 10/10. (Ảnh: Lê Trường)

sang210102010

Hệ thống ánh sáng đã sẵn sàng

49fsang610102010

Vị khách quốc tế đầu tiên có mặt trên khán đài

sang410102010
Bảo vệ các điểm trên khán đài SVĐ Mỹ Đình đã vào vị trí ngay từ chiều

sang510102010
Các chỗ ngồi gần như đều được lấp kín ngay từ lúc 18h. (Ảnh: Lê Trường)

sang710102010

Tập duyệt lần cuối trước khi đêm hội mở màn.

Nhóm PV Dân trí