Pages

BidVertiser

yt

Mây núi Sa Pa đẹp huyền ảo ngày cuối năm

Mấy ngày hôm nay, “mây luồn” - loại mây núi tuỵêt đẹp mà các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thường cất công săn đón - lại xuất hiện ở vùng cao Sa Pa, như một “thói quen” của thiên nhiên mỗi khi tết đến xuân về.

Các nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi danh hay các tay máy a-ma-tơ chỉ cần nghe tin “có mây luồn” là sẵn sàng í ới gọi nhau, từ Sài Gòn đến Hà Nội, kéo lên “thành phố trong sương” săn bằng được những khoảnh khắc mây núi Sa Pa đẹp mãn nhãn.

Nơi chụp mây luồn đẹp nhất ở vùng núi Sa Pa là khu du lịch sinh thái núi Hàm Rồng phía sau nhà thờ đá cổ hay khu vực bản Hang Đá của người Mông ở xã Hầu Thào, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 3- 4 km về phía nam. Nơi này có vị trí chụp toàn cảnh khu du lịch Sa Pa nằm dưới chân núi Hoàng Liên hùng vỹ mờ ảo trong sương và là nơi có rừng sa mộc thơ mộng như phong cảnh châu Âu…

Sapmayluon10_6af7c

Sapmayluon6_e07c0

Sapmayluon1_1dbea
Sapmayluon2_d6d37

Sapmayluon_ee101

Sapmayluon3_5de25
Sapmayluon4_fe2de
Sapmayluon5_c5d19
Sapmayluon7_a0412
Sapmayluon8_ef7ae
Sapmayluon9_5f402

Phạm Ngọc Bằng

Mùa xuân Tây Bắc

Mùa xuân Tây Bắc đẹp mộc mạc giản dị như núi rừng. Hoa mận, hoa đào nở như trong câu chuyện cổ tích.

Cảnh đẹp Việt Nam

Mọi người tấp nập xuống chợ phiên.

Cảnh đẹp Việt Nam

Hoa mận nở trắng rừng.

Cảnh đẹp Việt Nam

Hoa mai trắng trong tinh khiết.

Cảnh đẹp Việt Nam

Chở đào xuân.

Cảnh đẹp Việt Nam

Cải vàng bên suối.

Cảnh đẹp Việt Nam

Thiên nhiên diệu kỳ.

Cảnh đẹp Việt Nam

Chúm chím đào phai.

Cảnh đẹp Việt Nam

Những cây nở sớm quả đã ửng má hồng.

Cảnh đẹp Việt Nam

Niềm vui.

Cảnh đẹp Việt Nam

Trắng rừng hoa mận.

Hải Biên

Đường phố Sài Gòn lung linh đón Tết

Chào đón Tết Nhâm Thìn 2012, với chủ đề "Phố tỏa sáng", những tuyến đường tại trung tâm Sài Gòn lộng lẫy với sắc hoa đào, hoa mai, hình ảnh rồng thiêng...

pho-toa-sang-14

Suốt tuyến phố Lê Lợi (quận 1), hình ảnh con rồng của năm Nhâm Thìn tỏa sáng rực rỡ.

pho-toa-sang-6

Đường Đồng Khởi (quận 1) được trang trí bằng hoa đào...

pho-toa-sang-10

...và hoa mai.

pho-toa-sang-1

Một góc của đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1) cũng lung linh sắc màu.

pho-toa-sang-4

Đài phun nước trên trục đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi.

pho-toa-sang-12

Tại đường Lê Duẩn (quận 1), một quả cầu lớn hình trái đất, xung quanh là hình ảnh trẻ em cùng vui chơi gây ấn tượng mạnh với người dân.

pho-toa-sang-13

Chợ Bến Thành cũng được trang trí ánh đèn đón Tết Nhâm Thìn 2012.

pho-toa-sang-7

Trên các con đường lớn của TP HCM được trang trí rất đẹp.

pho-toa-sang-9

Những tòa nhà lớn của thành phố cũng được trang trí bắt mắt nhằm thu hút người dân tham quan. Trong ảnh là hình ảnh con rồng được trang trí tại một tòa nhà nằm trên đường Đồng Khởi.

pho-toa-sang-3

Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới, người dân đã nô nức kéo về trung tâm thành phố để vui chơi và đón xuân.

Tá Lâm – Vnexpress

Sắm Tết ở chợ quê

Không mua hàng trong siêu thị hay quầy hàng, người dân các huyện ngoại thành chuộng sắm Tết tại chợ quê. Các mặt hàng như hoa tươi, chuối xanh, ống giang, mật mía ở phiên chợ đều rẻ hơn nhiều so với nội thành.

hopcho

Còn vài ngày nữa là đến Tết, người dân quê ngoại thành Hà Nội đang rộn ràng mua sắm. Các chợ lúc nào cũng tấp nập khách.

rausong

Chợ quê thường không có quầy hay ki-ốt mà họp ngay trên đường, hoặc bãi đất trống. Các món hàng bày trên rá, rổ, để trên mặt đất để người mua lựa chọn.

chuoixanh

Chuối xanh bán tại chợ quê thường có giá rẻ hơn so với bán ở phố. Giá mỗi nải chuối đẹp dao động từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng.

re

Tại chợ Tết ở ngoại thành, những hàng hóa được bán chủ yếu để phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân.

hoatuoi

Hoa tươi cũng là một trong những mặt hàng hút khách tại chợ quê vào dịp Tết. So với mức giá tại các chợ nội thành, giá hoa tại chợ ngoại thành "mềm" hơn.

hoacuc

Tại chợ Phùng (Đan Phượng- Hà Nội), hoa cúc vàng có giá bán phổ biến 20.000- 25.000 đồng một chục bông.

onggiang

Những loại "phụ kiện" dùng để gói bánh cũng được bán nhiều. Trong ảnh là ống giang để làm lạt buộc bánh chưng, bánh tẻ. Giá mỗi ống khoảng 5.000- 10.000 đồng.

mat

Mật mía đề gói bánh mật, nấu chè con ong. Giá mỗi kg mật dao động khoảng 20.000 đồng.

khuonbanh

Khuôn làm bánh gai, bánh mật cũng được bán nhiều tại các chợ quê. Khuôn làm từ lá dừa tươi, mỗi chiếc có giá khoảng 200 đồng đến 400 đồng.

quat

Người dân đổ xô mua quất để bày mâm ngũ quả. Tại chợ quê, quất không đẹp, song bù lại, giá rẻ hơn so với phố, phổ biến mở mức 3.000- 5.000 đồng một chục quả.

caibap

Các sản vật bán ở chợ chủ yếu do người dân trồng được, là cải bắp giá 4.000 đồng một kg...

carot

... cà rốt bán theo kg. Giá mỗi kg khoảng 7.000- 10.000 đồng.

tienmoi

Dịch vụ đổi tiền mới cũng xuất hiện nhiều tại các chợ quê. Phí đổi tiền tại quê thường rẻ hơn so với trong nội thành.

Hà Đan - Bách Hợp – Vnexpress

Chợ Tết Hà Nội xưa

Không biết vì hoàn cảnh hay vì quan niệm mà cứ nói đến Tết là phổ biến nhất vẫn là “ăn Tết”, rồi sau đó mới đến “chơi Tết”.

Nhưng cũng không hẳn là như vậy. Mấy tấm ảnh sinh hoạt nơi công cộng nhất là cái chợ của Hà Nội xưa, cũng cho thấy con người ngoài nhu cầu mua sắm đồ ăn, thức mặc cho ngày Tết cũng còn quan tâm đến những nhu cầu tinh thần, như một nhành hoa, một tấm tranh hay một đôi câu đối.

Ở Hà Nội xưa, chợ hoa lớn nhất và có truyền thống hơn cả là ở Chợ Đồng Xuân. Khu bán hoa trong chợ không đủ lan sang phía cổng chợ và theo Hàng Khoai tràn dần sang Cống Chéo Hàng Lược rồi kết với Hàng Mã bán đồ thờ cúng và Hàng Đường bán bánh mứt kẹo.

Lác đác có sạp bán tranh quê đưa từ Đông Hồ bên Kinh Bắc sang, hay tranh phố có của hàng cửa hiệu ở Hàng Trống. Còn các ông đồ thì trải chiếu ở phía cuối phố Hàng Bồ nơi có một thời còn bán “tranh Tàu” để (không gọi là “bán” mà là) “cho” chữ. Vì không ai đi “mua” chữ, tuy có trả tiền nhưng vẫn nói là “xin chữ”...

2c1
Chợ Đồng Xuân và Hoa ngày Tết bán trước cổng chợ

1c2
Thuỷ tiên, cúc và quất xanh bán trong chợ

c3
Chợ hoa đào trên phố Hàng Khoai

c4
Phố Hàng Khoai trước Tết

c5
Bán tranh Đông Hồ tại chợ

c6
Tranh Đông Hồ bán trong nhà

c7
Và cửa hàng tranh trên phố Hàng Trống

c8

Ông đồ trên phố Hàng Bồ

Dương Trung Quốc