Pages

BidVertiser

yt

Lễ hội cầu mùa của người Tày

Bắt đầu bằng lễ cúng thần hoàng với 6 cỗ bánh làm tự bột gạo và nếp rang, kế tiếp là nghi thức xuống ruộng, lễ hội cầu mùa của người Tày (Yên Bái) thu hút đông đảo người dân bởi những làn điệu dân ca và trò chơi dân gian.

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

Ngày 17/2 (tức ngày 15 tháng giêng âm lịch), tại xã Kiên Thành (Trấn Yên, Yên Bái) đã diễn ra lễ hội Lồng Tồng, hay còn gọi là lễ hội cầu mùa. Buổi lễ bắt đầu bằng việc rước lễ cúng thần hoàng bản thổ gồm 6 cỗ bánh với 6 loại bánh.

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

6 loại bánh gồm: uôi, bìa, phong trúu, tẻ, chè lam và bánh nổ. Tất cả đều được làm từ bột gạo và những hạt thóc nếp rang nổ. Mỗi cỗ bánh kèm theo 7 mâm cỗ được chế biến từ thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, rượu và một cây hoa 12 tầng tượng trưng cho 12 tháng trong năm sai hoa kết trái.

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

6 cỗ bánh được xếp theo vị trí núi Khau Rao ở phía tây, núi Khau Thú ở phía bắc, núi Khau Cuốm ở phía nam và miếu bà Chú ở phía đông. Người dân làm lễ cúng thành hoàng bản thổ, thần núi, thần nước cầu cho mưa thuận gió hoà, chim muông, sâu bọ không phá hoại mùa màng, dân làng khoẻ mạnh...

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

Ngay sau phần lễ, lãnh đạo và người dân địa phương đã xuống ruộng thực hiện những đường cày đầu tiên...

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

...và trình diễn cấy lúa nước cầu mong một năm bội thu, no ấm.

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

Trong lễ hội, dân làng và du khách được tham gia các trò chơi dân gian như đánh quay...

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

...ném pao.

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

Đặc biệt là phần đại dậm hầu với 6 điệu dậm cổ là múa chèo thuyền, múa quạt, múa đàn tính, múa kiếm, nhảy chân sáo và dậm quét sân rồng do người dân trong xã biểu diễn cùng du khách. Trong ảnh là điệu múa kiếm.

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

Múa chèo thuyền.

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

Điệu múa nhảy chân sáo.

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

Lễ hội cầu mùa của người Tày, Yên Bái, Việt Nam

Sau 50 năm bị gián đoạn, lễ hội cầu mùa lần thứ ba được tổ chức ở Yên Bái đã thu hút đông đảo người dân. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình du lịch hướng về cội nguồn của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.

Tuệ Lâm - Hà Sơn (Vnexpress)

Chè Shan tuyết 300 tuổi

Trong chương trình du lịch về cội nguồn liên kết giữa Yên Bái, Phú Thọ và Lào Cai, du khách đã đổ về Suối Giàng (Yên Bái) để ngắm những cây chè cổ thụ hơn 100 tuổi, trong đó có cây 300 năm được coi là thủy tổ của thế giới.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Nằm trên độ cao 1.370 m so với mực nước biển, cách thị trấn Văn Chấn (Yên Bái) 12 km, xã Suối Giàng nổi tiếng bởi chè Shan tuyết được trồng rất lâu đời.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Có hàng nghìn cây chè cổ thụ hơn 100 tuổi ở Suối Giàng, trong đó có cây trên 300 năm tuổi được xếp vào một trong 6 cây chè thủy tổ của thế giới.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Chè là nguồn sống, là nơi để gửi gắm ước mơ của người dân nơi đây. Hằng năm cứ vào dịp tháng 10 hoặc đầu xuân mới, theo nghi lễ truyền thống, người Mông Suối Giàng lại sắm lễ cúng cây chè tổ để cảm tạ trời đất, cảm tạ cây chè.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Dưới gốc cây chè tổ, bà con dân bản đã dựng một đàn cúng nhỏ bầy sẵn các lễ vật. Thầy mo làm lễ mời thần linh về chứng giám sau đó cắt tiết gà, mổ và luộc ngay tại nơi cúng tế rồi dâng lên thần.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, mây mù bao phủ, tạo cho chè Shan tuyết Suối Giàng một hương vị riêng.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Khi chè vào vụ hái, người dân dậy lên nương từ 4-5h sáng.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Lúc đó sương sớm còn đọng trên những búp non, khi uống có hương vi thơm ngon, tinh khiết.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Vì cây chè rất to, các thiếu nữ phải trèo lên để hái.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Hoa chè lung linh trong sương sớm.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Bé theo mẹ lên nương hái chè.

Chè Shan tuyết 300 tuổi, Yên Bái, Việt Nam

Những cây chè cổ thụ ở Suối Giàng là một điểm đến trong chương trình du lịch về cội nguồn 2011 liên kết giữa 3 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai.

Tuệ Lâm - Hoài Văn (Vnexpress)

Mùa vàng Mù Cang Chải

Vào những ngày gặt lúa, đâu đâu cũng thấy dân “phượt” hỏi nhau “đã đi Mù Cang Chải chưa?”. Đơn giản vì Mù Cang Chải mùa này rất đẹp khi lúa ở các thửa ruộng bậc thang bắt đầu chín vàng. Điều đó hối thúc chúng tôi lên đường đến với “những thửa ruộng trên mây”.

>>> Lang thang qua những thảm vàng

>>> Mù Căng Chải- Mùa lúa chín

>>>  Ảnh đẹp “sóng lúa” vùng cao

>>>  Sớm mai ở Mù Căng Chải

>>> Trắng trong Mù Cang Chải

Huyện Mù Cang Chải, hay còn gọi là Mù Căng Chải, là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Yên Bái. Huyện nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn ở độ cao 1000m so với mặt nước biển. Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Mông, Dao, Thái và cả người Kinh. Các thửa ruộng bậc thang ở ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng quốc gia.

Những ngày mùa gặt nắng vàng ruộm là điều kiện lý tưởng để đi Mù Cang Chải. Đoàn chúng tôi khởi hành từ sáng sớm trải qua quãng đường 250km đến Tú Lệ, trời cũng đã về chiều. Nghỉ ngơi ở Tú Lệ chuẩn bị cho hôm sau vượt đèo Khau Phạ. Sau quãng đường dài, được tắm suối nước nóng ngay bên đường giúp chúng tôi cảm thấy rất thoải mái. Đặc biệt ở đây có món cốm do người Thái làm rất ngon. Cốm nơi đây như có thêm hương vị núi rừng hòa quyện tạo nên một vẻ rất riêng.

Mùa vàng Mù Cang Chải, Yên Bái, Việt Nam

Những thửa ruộng lúa đã bắt đầu chín vàng...

Sáng ngày thứ hai sau khi đã nghỉ ngơi lấy sức, cả đoàn bắt đầu lên đường vượt đèo Khau Phạ. Đứng ở chân đèo Khau Phạ, điểm đầu của huyện Mù Căng Chải, nhìn xuống dưới là cánh đồng Cao Phạ. Những thửa ruộng như những miếng vá chỗ xanh chỗ vàng tạo nên một tấm thảm thật đẹp. Đèo Khau Phạ trở nên khá khó đi khi sương phủ dày đặc. Nhưng sang đến bên kia đèo thì bầu trời trong xanh lại hiện ra trước mắt.

Theo kế hoạch chúng tôi bắt đầu khám phá Nậm Khắt, rồi đến La Pán Tẩn, Dế Xu Phình rồi Mảng Mù. Đến đâu chúng tôi cũng được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang với sắc vàng rực rỡ. Chúng tôi thật sự bị choáng ngợp. Những thửa ruộng xếp tầng uốn cong theo sườn núi, ngọn núi này nối tiếp ngọn núi khác. Lác đác giữa lớp lớp tầng lúa là một vài nhà dân, hoặc những chòi canh lúa của người trong bản. Gần hơn, nơi những ruộng lác đác mấy người đi thăm lúa hay những chú bé chăn trâu. Xa xa trên đỉnh núi mây vẫn vờn quanh và dưới chân núi là những dòng suối uốn lượn. Tất cả tạo nên một bức tranh đẹp giản dị, thanh bình.

Mùa vàng Mù Cang Chải, Yên Bái, Việt Nam

Mùa vàng Mù Cang Chải, Yên Bái, Việt Nam

... Như một bức tranh thanh bình

Trong chuyến đi, chúng tôi gặp rất nhiều người cũng bị những ruộng lúa nơi đây cuốn hút, từ những bác đã gần 60 tuổi đến những bạn thanh niên mới đôi mươi. Có những người đã đi rất nhiều lần nhưng vẫn cứ muốn đi tiếp và có cả những người từ miền Nam xa xôi cũng quyết tâm đến đây một lần. Họ đều là những con người cởi mở, vui tính, dễ gần và đều có chung một tình yêu với những cảnh đẹp của quê hương.

Trời về chiều, dù rất lưu luyến nhưng chúng tôi vẫn phải tạm biệt những ruộng bậc thang để về thị trấn Mù Cang Chải nghỉ ngơi cho chuyến quay về vào sáng hôm sau. Trước khi ra về, ai nấy đều ngoái lại như muốn nhìn ngắm thêm một lần nữa. Và tôi biết rằng tất cả mọi người đều giống như tôi sẽ quay lại nơi đây vào mùa này năm sau.

Mời độc giả cùng chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang chín vàng

Mùa vàng Mù Cang Chải, Yên Bái, Việt Nam
Mùa vàng Mù Cang Chải, Yên Bái, Việt Nam
Mùa vàng Mù Cang Chải, Yên Bái, Việt Nam
Mùa vàng Mù Cang Chải, Yên Bái, Việt Nam
Mùa vàng Mù Cang Chải, Yên Bái, Việt Nam

Bài và ảnh: Nha Trang (Dân Trí)