Pages

BidVertiser

yt

Mùa thu trên miền sông nước Long An

Những ngày mùa thu, tạm rời xa chốn Sài Thành náo nhiệt, ồn ào, đi dọc theo Quốc lộ 1A 50km, chúng ta sẽ đặt chân về miền đất Long An với những cánh đồng đang mùa lúa chín. Về đây để gặp lại những nét thanh bình mà chúng ta nhiều khi đã quên lãng trong bộn bề của cuộc sống.

>>> Miền quê thanh bình ở Nam Bộ <<<

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Mùa thu trên miền sông nước Long An, Việt Nam

Vũ Ngọc Thiện

Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá

Nếu đã đến với cao nguyên trắng Bắc Hà, xin hãy dành thời gian vượt núi ghé thăm bản của người Phù Lá nằm chênh vênh trên núi cao. Bây giờ là mùa cưới của người Phù Lá. Bạn sẽ bắt gặp trong những lễ cưới của họ những nghi lễ độc đáo, đặc sắc.

Chúng tôi may mắn có dịp dự ăn hỏi của người dân tộc Phù Lá ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà. Đồng bào dân tộc Phù Lá ở đây vẫn giữ được tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc.

Khi đôi trai gái quen nhau, mến nhau và họ đi đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi, gia đình nhà trai sẽ sang nhà gái tiến hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và đi đến lễ cưới. Đến ngày ăn hỏi nhà trai chuẩn bị mang theo những lễ vật như: 50 lít rượu, 50 kg thịt lợn, 120 kg gạo, 1 bộ quần áo, 1 bộ trang sức bằng bạc… Khi đã chuẩn bị xong các lễ vật, ông thầy mối đi trước đoàn người mang hành lý đi sau. Khi đến nhà gái, hai ông thầy mối của nhà trai và nhà gái bắt đầu nói chuyện, mời đại diện nhà gái lên nhận lễ vật.

Bố mẹ của nhà gái tặng cho con gái 6 bộ quần áo, 1 đôi vòng tay bằng bạc, giầy, dép rồi căn dặn con gái đi làm dâu phải phục vụ nhà chồng, phải sống hạnh phúc. Tiếp đó, cô dâu quỳ lạy hậu tạ tổ tiên, thầy mối mời đại diện nhà gái bế cô dâu lên ngựa dắt về nhà chồng khi về đến nhà chồng thì trả lại toàn bộ những đồ trang sức cho nhà trai đón dâu.

Từ nay cho đến đầu tháng 12 âm lịch, khi nông nhàn, cũng là lúc người Phù Lá tổ chức cưới hỏi cho con em mình. Nếu đã đến với cao nguyên trắng Bắc Hà, xin hãy giành thời gian vượt núi ghé thăm bản của người Phù Lá nằm chênh vênh trên núi cao Nậm Đét để khám phá, tìm hiểu nghi lễ, phong tục cưới hỏi của người Phù Lá, bạn sẽ có những cảm nhận về sự độc đáo, đặc sắc, tinh tế của phong tục truyền thống nơi đây.

 Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá, Bắc Hà, Việt Nam

Đoàn nhà trai bê lễ vật sang nhà gái

 Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá, Bắc Hà, Việt Nam

Nhà gái nhận lễ vật

 Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá, Bắc Hà, Việt Nam

Cô dâu bịt mặt khi về nhà trai

 Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá, Bắc Hà, Việt Nam

Cô dâu, chú rể quỳ lạy gia đình nhà gái

 Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá, Bắc Hà, Việt Nam

Đại diện nhà gái giúp cô dâu lên ngựa về nhà trai

 Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá, Bắc Hà, Việt Nam

Trên đường rước dâu

 Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá, Bắc Hà, Việt Nam

Ông bà thông gia bắt tay nhau, mừng cho cô dâu chú rể

 Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá, Bắc Hà, Việt Nam

Bà con xóm bản đến chung vui

Bài, ảnh: Phạm Ngọc Triển

Thưởng thức nét tinh tế trong văn hóa Hà Nội xưa

Trở về với không gian văn hóa, không gian gia đình của người Hà Nội xưa, cùng say trong cách thưởng trà của các sĩ phu Bắc Hà… Đó là những nét đẹp văn hóa tinh túy của người Tràng An được tôn vinh trong ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đã tổ chức các hoạt động văn hóa đặc sắc hòa chung không khí náo nức của ngày hội văn hóa đang diễn ra trên khắp các vùng miền Tổ Quốc.

Tại đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào) đã diễn ra chương trình “Giới thiệu nét không gian gia đình Hà Nội xưa”. Được xếp hạng Di tích quốc gia năm 2004, đình Đồng Lạc là một địa điểm tham quan văn hóa thú vị bởi nơi đây hội tụ cả 3 yếu tố: không gian sống – không gian tín ngưỡng – không gian văn hóa làng nghề của người Hà Nội xưa.

1-f84d6_002
Đình Đồng Lạc

Mang đặc trưng của những ngôi nhà trong khu phố cổ Hà Nội, đình Đồng Lạc hẹp và sâu, nằm trong khu vực phố cổ vốn được mệnh danh là “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cơ”. Đình được xây dựng từ thời vua Lê (thế kỷ XVII) và đã nhiều lần được tôn tạo, nâng cấp trong suốt hơn 300 năm qua.

Trước hết, đình được biết tới là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Theo các tài liệu chép tay và truyền miệng, ngôi đình này thờ 3 vị thần giữ thành: thần Cao Sơn trấn thủ phía Nam, thần Linh Lang giữ yên phía Tây và thần Bạch Mã bảo vệ phía Đông.

3-f84d6
Bàn thờ được đặt trên tầng hai của đình

Xưa kia, đình Đồng Lạc còn có tên gọi thân thuộc là đình chợ bán yếm lụa. Cái tên này bắt nguồn từ việc xưa kia người dân bày bán các sản phẩm yếm lụa trong đình. Các tài liệu chữ Hán được tìm thấy trong đình cũng giới thiệu con phố Hàng Đào xưa kia vốn nổi tiếng với nghề bán yếm. Như vậy, đình Đồng Lạc còn là một không gian của văn hóa làng nghề.

Phường Hàng Đào xưa là nơi cư ngụ của những người làm nghề nhuộm lụa quê gốc Hải Dương. Họ mua lụa từ các làng lân cận về giặt trắng rồi nhuộm màu hồng đào cho thiếu nữ mua về may yếm. Cả con phố rực rỡ một màu hồng đào, vì thế mà phố có tên là Hàng Đào.

Cho tới tận thời Pháp thuộc, Hàng Đào vẫn nổi tiếng với nghề bán lụa. Sau này, do không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu của người Pháp, dần dần phố không còn bán lụa nữa. Ngày nay, người dân ở đây chỉ còn bán quần áo may sẵn.

Năm 1941, một gia đình người Việt đã mua lại ngôi đình và xây thêm một tầng làm nơi thờ cúng cho dân làng. Tầng trệt là nơi gia đình mở hiệu bán thuốc lá và dùng làm nơi để ở. Vậy nên đình Đồng Lạc còn là không gian sinh hoạt của một gia đình người Hà Nội xưa.

2a-f84d6
Một nếp cầu thang dốc đứng đặc trưng trong lòng phố cổ

2d-f84d6
Những ngôi nhà hẹp và sâu trong phố cổ thường có những khoảng sân trong hay còn gọi là "giếng trời" như thế này

8-f84d6
Chiếc đèn dầu "Hoa Kỳ" - một trong những đồ gia dụng quen thuộc trước đây

Tại Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), khách du lịch và người dân địa phương đã được chiêm ngưỡng nghệ thuật pha trà và thưởng trà của người Hà Nội xưa cùng các tiết mục dân ca quan họ Bắc Ninh.

DSC00505-40bcf
Đình Kim Ngân

Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh tao, thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật ẩm thủy. Để pha trà một cách nghệ thuật yêu cầu sự công phu, cầu kỳ, sau này được nâng lên thành nghệ thuật, lễ nghi. Cách pha trà và thưởng trà biểu thị mức đọ mến khách và tâm đắc với vị khách chủ nhà đang tiếp chuyện, đồng thời “khoe khéo” sự tinh tế của chủ nhân.

DSC00517-40bcf
Một quán nước được dựng trước cổng đình rất hấp dẫn người dân

Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung nhỏ được các sĩ phu Bắc Hà xưa gọi là “ngọc diệp hồi cung” (lá ngọc về cung). Trước khi uống, bình trà và tách uống trà phải được làm nóng bằng nước sôi. Nước trà pha lần một được gọi là “cao sơn trường thủy” (núi cao sông dài), người ta không uống nước này mà chắt ra. Đây là cách “tráng trà” để bụi bẩn trôi đi và cọng trà khô ngậm nước sẽ lắng xuống chứ không nổi lên.

DSC00528-40bcf
Các bước xao chè được thực hiện tại chỗ

Nước trà pha lần hai gọi là “hạ sơn nhập thủy” (xuống núi lội sông). Lần này, người ta đổ nước tràn miệng bình để bụi trà trôi ra hết, sau đó, lại dội nước sôi lên nắp ấm trà để giữ nhiệt. Nước hai là nước ngon nhất, hương đậm – vị thơm. Lúc rót trà phải nhanh tay rót đều các chén, tách lúc này được kê khít miệng lại với nhau và vòi ấm chạy quanh vòng.

DSC00532-40bcf
Chè được pha với đầy đủ các bước cẩn thận để mời khách tham quan thưởng thức

Dâng chén trà lịch sự nhất là ngón giữa đỡ đáy chén, ngón trỏ và ngón cái chạm miệng chén. Dáng tay như thế gọi là “tam long giá ngọc” (ba rồng đỡ ngọc). Người dâng trà và người nhận đều phải cung kính cúi đầu. Đỡ chén trà bằng tay phải, trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, rồi lại đưa chén sang tay phải. Đây gọi là “du sơn ngoạn thủy” (ngắm núi nhìn sông). Khi uống, lòng bàn tay phải quay vào trong, che thân chén. Trước đó, đưa chén trà lên mũi thưởng hương, sau đó mới nhấm nháp từng ngụm nhỏ.

DSC00533-40bcf
Mời trà

DSC00547-ef516
Mời trầu

DSC00543-40bcf
Biểu diễn quan họ

Pi Uy (Dantri)

Khoảnh khắc Hà Nội bốn mùa

Những khoảnh khắc của cuộc sống, những hình ảnh mang đậm hơi thở của Thủ đô khiến những ai từng sống, học tập và làm việc tại Hà Nội đều lưu giữ trong tâm trí.

Khoảnh khắc Hà Nội bốn mùa, Việt Nam

Khúc giao mùa

Cùng ngắm hình ảnh đẹp của Hà Nội qua ống kính của độc giả Hà Cường.

Khoảnh khắc Hà Nội bốn mùa, Việt Nam

Bưu điện Hà Nội

Khoảnh khắc Hà Nội bốn mùa, Việt Nam

Hoa phố

Khoảnh khắc Hà Nội bốn mùa, Việt Nam

Cầu Long Biên cuối chiều

Khoảnh khắc Hà Nội bốn mùa, Việt Nam

Khoảnh khắc mùa thu

Khoảnh khắc Hà Nội bốn mùa, Việt Nam

Xích lô

Khoảnh khắc Hà Nội bốn mùa, Việt Nam

Khoảnh khắc Hà Nội bốn mùa, Việt Nam

Ngô đồng

Theo: 24h

Thưởng thức những mùa hoa Hà Nội

Cùng lặng ngắm một Hà Nội vừa thân quen vừa khác lạ, vừa dịu dàng vừa nên thơ, vừa cũ xưa vừa hiện đại...

hoa1-7aca7-20120908134828-glm990ijpj

Cây bàng lá đỏ

Với ý tưởng phục dựng lại những giá trị văn hóa cổ truyền của Hà Nội, bộ tranh đã khơi gợi lại những nét đặc trưng rất riêng mang đậm hồn cốt của người Hà Nội xưa. Một Hà Nội vào thu tràn ngập lá bàng đỏ trên những mái ngói thâm nâu hằn rõ dấu vết của thời gian. Hay một mùa thu ngào ngạt với "những đêm hoa sữa thơm nồng"...

Những người yêu Hà Nội, tầm tháng 3 không thể không nhắc đến những cây sưa, hoa phủ trắng lối đi với hương thơm thanh mát, dịu nhẹ. Dù đi đâu cũng không thể nào quên một Hà Nội ngan ngát hương sen mỗi độ hè về. Hay trên những vỉa hè của những con phố cổ, không thể thiếu gánh hàng hoa loa kèn trắng, đều đặn tháng 4 hàng năm.

hoa2-7aca7-20120908134828-hh7nwuism4

Hoa quỳnh

hoa3-7aca7-20120908134828-w79xsn3u6u

Hoa sen

hoa4-7aca7-20120908134828-6cu2j0fjg4

Hoa sưa tháng 3

hoa5-7aca7-20120908134828-tgga0ky8f5

Hoa sưa

hoa6-7aca7-20120908134828-klqzkygu16

Hoa loa kèn

hoa7-7aca7-20120908134828-0i8jdizgjn

Hoa thủy tiên

Một số tranh 3D về Hà Nội thời bao cấp:

hoa10-7aca7-20120908134828-ai0o2u9n0w

Nhảy tàu điện

hoa8-7aca7-20120908134828-bd5tfqz7x0

Hàng sửa xe

hoa9-7aca7-20120908134828-qsjijp8i8b

Bán kẹo kéo

Theo: Dantri