Pages

BidVertiser

yt

Xứ Dừa Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Cửu Long
Nói đến Bến Tre ai cũng nhớ ngay đến những hàng dừa.

Bến Tre là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là "Xứ Dừa". Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là "quê hương Đồng khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960. 
Một số địa điểm du lịch có tiếng khi đến Bến Tre bạn nên ghé qua:

 Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc độc đáo. Trên Cồn Phụng còn có làng nghề với các sản phẩm từ dừa và mật ong.

 Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả. Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp. Vào ngày 5 tháng 5âm lịch hàng năm, vùng đất này thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch. 

 Các vườn cây ăn trái Cái Mơn, thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách Bãi biển Thừa Đức thuộc Bình Đại 
Ngoài ra cũng có du lịch trên sông nước và các bãi như bãi Ngao, huyện Ba Tri..

Tây Bắc miền đất dịu ngọt

Tây Bắc là một miền núi cao hiểm trở. Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km



Một lần ghé qua Tây Bắc, người ta không khỏi say đắm với cảnh vật, cảnh làng quê của Tây Bắc, không khỏi tự nhủ, quê hương Việt Nam đẹp quá!

Nó nằm bên bờ phải sông Hồng, con sông mà tổ tiên người Thái gọi là Nậm Tao, nên ngày nay đoạn sông này còn có tên tiếng Kinh là sông Thao. Dòng Nặm Tao chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử thiên di của người Thái đen vào Tây Bắc. 



Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu. 







Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ - Ninh Thuận

Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ mới được xây dựng, tọa lạc trên núi Đá Chồng thuộc thị trấn Khánh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.

Tĩnh lặng Phật đà, Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ. Chùa được xây dựng trên cơ sở tu sửa và xây mới phần đất và phần miếu trước đây. Với người dân thị trấn Khánh Hải thì đây là nơi để trút bỏ mọi ưu phiền, lo lắng đời thường khi đến với chùa.
Tĩnh lặng Phật đà, Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Toàn cảnh núi Đá Chồng và đường lên chùa.
Tĩnh lặng Phật đà, Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Toàn cảnh thị trấn Khánh Hải nhìn từ chùa.
Tĩnh lặng Phật đà, Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Niệm Phật lúc hoàng hôn xuống.
Tĩnh lặng Phật đà, Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ


Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Khi những đám mây xám vẫn còn vương vấn chưa rời khỏi bầu trời, sương sớm vẫn phủ trắng những cánh rừng thì hoa mận đã vội nở bung cánh bên hiên nhà ở mảnh đất vùng cao.

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Những cây mận trắng nở bung khắp sườn núi.

Trên mảnh đất rẻo cao Bắc Hà những ngày đầu năm luôn nhộn nhịp khách đến chơi vì sắc xuân về trên những cây hoa mận, đào... từ khắp nơi. Nhiều bạn trẻ gần xa nô nức chạy đến đón xuân sớm vừa ghé thăm mảnh đất Bắc Hà.

Đường từ Lào Cai đi Bắc Hà giờ đã rất đẹp. Đoạn đường dài gần 60 km uốn mình quanh những dãy núi, vòng qua bao bản làng, để rồi bất chợt mở ra một khúc quanh rộng, tiến vào cổng chào của thị trấn nổi tiếng Bắc Hà xinh xắn. Từ xa, đã trông thấy bao cô gái người Mông, áo xanh áo hồng, áo đỏ, chít khăn đủ màu sặc sỡ, nô nức xuống chợ phiên.

Phiên chợ buổi sáng chủ nhật nào cũng giống nhau, một phiên chợ đậm màu sắc với những chiếc váy áo đủ màu, với những nụ cười rùn rúc sau vạt khăn che miệng. Những cô gái người Mông Hoa xinh xắn xuống chợ, kẻ cưỡi ngựa, người đi bộ, người chạy xe máy, lác đác dăm ba người đi xe buýt… náo nức như một vườn hoa di động.

Khách đến chợ thích thú với những đặc sản chỉ có của núi rừng. Những chiếc túi thổ cẩm, những chiếc khăn, miếng vải thêu tay cầu kỳ, vài chén rượu ngô say ngất ngây, ớt đỏ, rau xanh mơn mởn, vài con lợn mán đen nhẻm… tất cả hòa vào không gian đa sắc.

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Vải thổ cẩm đa màu sắc tạo ấn tượng thích thú cho khách du lịch.

Cô gái Mông xuống chợ, trên gùi vác theo một cành đào thắm. Nhỏ lắm, nhưng lại khiến bao kẻ ngẩn ngơ đi theo. Bởi vì cô đang mang theo trên gùi cả một mùa xuân lồng lộng.

Những vườn mận đã nở bung cánh tự bao giờ, chẳng ai để ý. Hiên nhà mái lá đơn sơ, cây mận đung đưa trong gió những bông hoa trắng ngần, tinh khiết. Những hàng rào tre nữa đã phơi váy mới, cô gái đã nhanh tay thêu váy cho xuân mới. Mận đã nở trắng cả khu vườn xinh và mùa xuân đã đến bên hiên nhà. Nhiều nhóm khách ngắm không biết chán cảnh sắc xuân. Mận nở, hoa bung cánh theo cành, gió đưa những cánh hoa rung rinh khắp khu vườn, tạo một cảnh sắc thơ mộng và lãng mạn.

Hoa đào đã chúm chím môi hồng, khoe sắc bên bờ giậu. Những bông đào rừng một màu hồng phơn phớt, cánh hoa mỏng manh, dịu dàng. Sương sớm vẫn còn đọng trên cánh thắm.

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Những cành đào khoe sắc thắm báo hiệu xuân về.

Hàng năm mỗi độ xuân về, trên “cao nguyên trắng”, người người lại vội vàng đổ về Bắc Hà để ngắm cảnh xuân. Trong dinh Hoàng A Tưởng, cây mận lâu năm đã vươn cành nở hoa. Cành mận trắng báo hiệu xuân về, tô điểm thêm sắc đẹp cho dinh thự nổi tiếng bậc nhất mảnh đất Lào Cai. Dinh Hoàng A Tưởng (còn gọi là Dinh Bắc Hà) mang tên con cháu nhiều đời của thủ lĩnh họ Hoàng ấy. Thân sinh Hoàng A Tưởng là Hoàng Yến Chao, Thổ ty vùng Bắc Hà, rồi Hoàng A Tưởng kế tục làm Thổ ty cho đến ngày Lào Cai giải phóng.

Những vườn mận đẹp nhất thuộc về xã bản Phố với vô vàn những vườn mận. Cũng giống như ở Sa Pa, khí hậu Bắc Hà trong lành, mát mẻ với nhiệt độ trung bình là 21 độ C. Phong cảnh thiên nhiên hữu tình và văn hóa giàu bản sắc dân tộc đã khiến Bắc Hà trở thành điểm đến được chọn ngay sau Sapa khi khách đến với tỉnh Lào Cai.

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Phiên chợ mùa xuân cũng là nét đẹp riêng của Bắc Hà.

Phương tiện đi lại tới Bắc Hà giờ đã dễ dàng hơn. Ngoài những chuyến tàu hàng đêm chuyển động từ Hà Nội và cập bến ga Lào Cai vào mỗi sáng, còn có hàng chục xe chuyến chạy thẳng Hà Nội lên mảnh đất vùng cao này vào 21h tại bến xe Mỹ Đình với giá vé 150.000 đồng/khách, dễ dàng cho những vị khách ưa thích du lịch lựa chọn. Các khách sạn tại Bắc Hà cũng có giá từ 120.000 đồng trở lên cho phòng hai giường.

Từ tháng giêng đầu năm, cả thung lũng Bắc Hà đã nở trắng trời hoa mận. Qua Cổng trời, người và ngựa cứ bồng bềnh như trôi trong mây trắng. Mỗi năm vào độ xuân về, hoa lại tô điểm cho mảnh đất xinh đẹp này những mảng màu đẹp đẽ và rạng rỡ nhất.

Một mùa xuân mới lại về, trên mảnh đất tươi đẹp Bắc Hà, mảnh đất rẻo cao xinh đẹp và lãng mạn.

Tháng 1, những đám mây nặng màu vẫn còn vương vất chưa rời khỏi bầu trời đục một màu, sương sớm vẫn phủ trắng những cánh rừng thì hoa mận đã vội nở bung cánh bên hiên nhà.

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Xuân trên rẻo cao Tây Bắc

Bài và ảnh: Lam Linh

Xuân Quê Hương

Lễ hội 'trâu rơm bò rạ' ngày xuân

Mùng 4 tết hàng năm, người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) hóa trang thành những chú trâu, chú bò, giả trai, giả gái... vui vẻ đi cày trong lễ hội “trâu rơm bò rạ”.

>>> Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Cụ Từ dâng hương trình Đức Thánh để bắt đầu lễ hội.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Những con trâu, bò được bện từ rơm bên cạnh những vật dụng chuẩn bị ra đồng “đi cày”.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Em bé hứng thú trước không khí của lễ hội.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Bà cụ đội Xóm Mới làm trò với hình tượng của người đàn ông.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

"Chú trâu con" chuẩn bị ra đồng làm trò.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Người đàn ông giả gái cho "trâu" đi cày.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Những thanh niên trai tráng hoá thân thành những "chú trâu, chú bò".

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Toàn cảnh lễ hội ‘trâu rơm bò rạ”.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Hai người đàn ông giả gái vui mừng đi cấy trong lễ hội.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Một cậu bé phấn khởi vào vai thợ mộc.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Năm nay, nghề thợ điện được bổ sung vào danh sách các nghề trình diễn trong lễ hội.

Chu Hiền – Vnexpress

Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ

Mùng 4 Tết, hàng trăm trai làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) đã tham gia rước 2 quả pháo khổng lồ cùng 2 tràng pháo dài cả trăm mét. Rất đông người dân tới tham dự sự kiện mở màn cho mùa lễ hội đầu năm ở miền Bắc.


Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Hàng trăm người dân làng Đồng Kỵ bắt đầu lễ rước quả pháo Nhất dài chừng 6m và quả pháo Nhị dài 5,8 m cùng 2 tràng pháo dài cả trăm mét
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Do pháo làm bằng gỗ nên chừng 70 người thay nhau rước mỗi quả.
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Những người được chọn rước pháo đều phải trên 30 tuổi.
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Hai đầu pháo đươc trang trí hình ngôi sao 5 cánh và mặt trống đồng.
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Tương tự, mỗi tràng pháo cũng có tràng nhất tràng nhị và được 30 người thay phiên nhau rước.
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Do không được phép đốt pháo nên các đội sẽ khuấy động không khí bằng cách hô "Mừng tràng (quả) nhất (nhị)", ngay sau tiếng hô này, tất cả những người còn lại sẽ nhảy lên và hét lớn thay tiếng pháo.
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Trước đây 2 quả pháo được làm bằng sắt nhưng vài năm nay đã được thay thế bằng pháo gỗ được sơn son thiếp vàng chạm trổ rồng phượng tinh xảo.
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Pháo được rước vào sân đình.
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Trong khi các cụ làm lễ, đám thanh niên trai tráng các làng được tập hợp lại để rước tràng và quả về gian đình.
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Cởi trần và chít khăn đỏ quanh lưng, họ khuấy động không khí bằng những tiếng hô lớn thay cho tiếng pháo. Sau khi kết thúc lễ Tế, đám thanh niên hò hét xông vào điện thờ bồng bế 4 quan đám ra sân đình.
Rước quả pháo 6 mét ở làng Đồng Kỵ
Ai cũng muốn đưa quan đám (chít khăn đóng giả gái mua vui cho mọi người) ra tới sân đình đầu tiên. Đây là lúc lễ hội vui nhất và náo nhiệt nhất. Điều quan trọng nhất là phải giữ được quan đám đứng trên cao và không được phép để ngã. Quan đám nào được giữ đứng lâu nhất là người chiến thắng. Trong khi đó người đi hội thì cố gắng sờ quan đám lấy hên.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Những chú trâu bò bện từ... rơm rạ rầm rộ "xuống đồng" trong ngày mùng 4 tết âm lịch - trong lễ hội đặc biệt diễn ra tại xã Đại Đồng – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc hôm nay. Lễ hội tái hiện hoạt động nghề nghiệp mà đức thánh xưa đã dạy cho dân.

>>>  Độc đáo nghi lễ cưới của người Phù Lá / Lễ hội cầu mùa của người Tày

>>> Lễ hội đường phố ở 'thủ phủ Cà phê' / Hình ảnh ngoạn mục từ lễ hội đua voi Đắk Lắk 

>>> Tù mù đi chợ Viềng cầu may / Màn chọi dê 'độc nhất vô nhị' trên cao nguyên đá

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Mặc dù thời tiết ngày hôm nay rất lạnh nhưng đã có rất nhiều em bé đã dậy từ sáng sớm, háo hức có mặt trong ngày hội.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Những chú trâu, bò được vặn bằng rơm đang chờ để “đi cày”.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Những vật dụng được chuẩn bị trong ngày hội.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Cụ Từ dâng hương trình Thánh cho phép bắt đầu lễ hội. Sau những tiếng trống vang rền của chủ tịch xã, lễ hội chính thức bắt đầu.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Không khí người đi cấy, trâu bò đi cày tưng bừng, vui nhộn.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Người đi cấy lấy chấu giả làm mạ tung vào người nhau.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Những chú trâu con do các thanh niên “thủ vai” thỉnh thoảng lại húc húc vào nhau.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Một cụ bà vào vai người đi bắt cá.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Giây phút chờ đợi kết quả từ ban tổ chức của thôn Bích Đại.

Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm

Ông Giang Văn Sơn (từ phải sang) thay mặt cho ban tổ chức trao giải cho các đội tham gia lễ hội. Kết cả cuối cùng thôn Xóm Mới giải nhất, thôn Bích Đại giải nhì, thôn Đồng Vệ và Xóm Nội đồng giải ba. Lễ hội đã khép lại nhưng khi ra về lòng ai cũng đều thấy vui vẻ, hả hê với những trò diễn độc đáo chỉ có trong ngày hội.

Chu Hiền