Khác với các cửa khẩu quen thuộc như Tà Lùng (Cao Bằng), Hữu Nghị (Lạng Sơn), phần biên giới trên đất Quảng Ninh với những cửa khẩu Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, Pò Hèn, Ka Long... trải dài suốt vùng biên Đông Bắc lại là những cái tên vẫn còn xa lạ.
Con đường uốn lượn như con trăn lớn. Đoạn đường từ Lương Mông đi Thanh Lâm (Ba Chẽ - Quảng Ninh)
Những cây cầu sau cơn lũ những năm trước. Chưa có kinh phí làm cầu mới, cầu cũ vẫn ngổn ngang, lối đi tạm là lối đi qua ngầm cạnh đó.
Những cây cầu treo là giải pháp khi không thể hoặc chưa thể xây được cầu bê tông qua sông sau mùa lũ.
Quế, hồi, trẩu, sở - những cây lâm nghiệp thế mạnh của Bình Liêu. Tại cửa khẩu Hoành Mô, những xe vỏ quế nối đuôi nhau chờ xuất qua cửa khẩu.
Hoa quế (ảnh chụp tại cửa khẩu Hoành Mô).
Giúp bà gọt sắn (Bà cháu người Dao tại Đồng Văn - Bình Liêu - Quảng Ninh).
Nụ cười rạng rỡ
Thơ ngây (ảnh chụp tại chợ Đồng Văn - Bình Liêu - Quảng Ninh)
Người Bình Liêu (Hẹn gặp anh chợ phiên 4/4 năm sau)
Nét tương đồng vùng cao - Ruộng bậc thang và những nóc nhà ven núi.
Những con đường mới, tương lai mới cho các em.
Đường Văn Tốc nối Đồng Văn với Bắc Phong Sinh.
Từ Tây Bắc sang Đông Bắc chúng ta rất hay gặp hình ảnh những người phụ nữ Dao ngồi thêu ngay bên đường.
Đường Văn Tốc 2 - đoạn gần cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Hải Hà - Quảng Ninh).
Đường liên xã chưa làm xong, rất khó đi. Ở độ cao hơn 1000m trên mực nước biển, những cơn mưa và sương mù thường xuyên khiến cả khu vực luôn bị chia cắt với thế giới bên ngoài.
Cột mốc tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh.
Cửa khẩu mới được đầu tư xây dựng thêm. Hi vọng năm tới, nhìn từ phía đất bạn Trung Quốc, cửa khẩu bên ta cũng đàng hoàng, to đẹp và thuận tiện giao thông.
Sóng đôi.
Tỉnh lộ 341 từ Bắc Phong Sinh chạy tới thành phố Móng Cái. Dọc theo sông Ka Long, hai con đường vùng biên của hai quốc gia chay song song với nhau.
Lấp lánh.
Hồ nước ven đường tỉnh 341. Đoạn gần Hải Sơn.
Đường biên giới dọc sông Ka Long, tỉnh lộ 341. Bên phải là địa phận Việt Nam, bên trái - Trung Quốc.
Thành phố Móng Cái, thành phố nơi địa đầu tổ quốc.
No comments:
Post a Comment