Pages

BidVertiser

yt

Sài Gòn và những địa danh mang tên “Ông”, “Bà”

Từ Lăng Ông Bà Chiểu, đến xã Bà Điểm "18 thôn vườn trầu", cầu Thị Nghè, chợ Bà Hoa... đều mang những câu chuyện lịch sử của một thành phố hơn 300 năm tuổi.

Lang-ong-ba-chieu

Lăng Ông Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) có tên chữ là Thượng công miếu. Đây là khu lăng mộ, nơi thờ cúng Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân, khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên nhiều người thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông bà tên Chiểu. Những ngày này (1-3/8 âm lịch) là ngày giỗ của Tả quân nên Lăng rất đông người về dự lễ.

Cho-Ba-chieu

Nằm ở trung tâm quận Bình Thạnh, được xây dựng năm 1942, khi mới hình thành tỉnh Gia Định và nâng cấp sửa chữa vào cuối những năm 90, chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời nhất TP HCM. Theo nhà văn Sơn Nam, Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Chợ Bà Chiểu đã đi vào ca dao với câu “Xe mui chiều thả chung quanh/ Đôi vòng Bà Chiểu thích tình dạo chơi”.

Chua_Ong_Bon_tren_duong_Hai_Thuong_Lan_Ong

Chùa Ông Bổn (hay còn gọi là miếu Nhị Phủ) nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5. Được xây dựng từ cuối thế kỷ 17 bởi những người Hoa di cư, miếu Nhị Phủ là nơi duy nhất thờ Bổn Đầu Công. Tương truyền ông Bổn vốn là thái giám Trịnh Hòa dưới thời vua Vĩnh Lạc. Ông chu du nhiều nơi, đem về nhiều báu vật cho nhà vua. Ông còn có công giúp cho người Hoa xây dựng cuộc sống nên được người dân kính cẩn thờ phụng.

Ba-Diem

Xã Bà Điểm thuộc huyện Hóc Môn, TP HCM, nổi tiếng với “18 thôn vườn trầu”. Theo học giả Trương Vĩnh Ký thì Bà Điểm cùng với Bà Rịa, Bà Chiểu, Bà Quẹo, Bà Hom là 5 bà vợ của một viên lãnh binh, người đã xây cầu ông Lãnh. Theo phương pháp kinh tế tự túc mà các cụ ngày xưa thường áp dụng, ông đã lập ra 5 ngôi chợ, giao cho mỗi bà cai quản một nơi. Chợ Bà Điểm, gần làng Tân Thới - quê hương cụ Đồ Chiểu, là nơi bán trầu ngon có tiếng ở miền Nam.

Cau_Ong_Lanh1

Cầu Ông Lãnh nối dài quận 1 và quận 4. Cây cầu được đặt theo tên của ông Lãnh binh tên là Nguyễn Ngọc Thăng sống vào khoảng cuối thế kỷ 18, giữa thế kỷ 19. Ngoài ra, tên của vị võ tướng có công này còn được đặt cho một con đường ở quận 11 (đường Lãnh Binh Thăng) và một ngôi chợ (chợ Cầu Ông Lãnh).

Duong-ba-huyen-thanh-quan

Tên đường ở TPHCM bắt đầu bằng chữ “Bà” cũng khá nhiều như đường Bà huyện Thanh Quan, đường Bà Hạt, Bà Lê Chân… Đường Bà huyện Thanh Quan thời Pháp thuộc có tên là Rue Nouvelle, năm 1920 đổi thành Pierre Fladin, năm 1955 đến nay đường mang tên Bà huyện Thanh Quan, một nữ sĩ nổi tiếng đầu thế kỷ XIX.

Cau-Thi-Nghe

Cầu Thị Nghè (trước là cầu Bà Nghè) bắc qua Rạch Thị Nghè, là cầu nối giữa quận 1 và Bình Thạnh. Theo sử sách, cầu do bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân xây dựng để tiện việc đi lại, thủa bà mới khai hoang đất ở. Chồng bà là thư ký đỗ cử nhân (đương thời gọi là ông Nghè). Cầu được gọi là cầu Thị Nghè từ giữa thế kỷ XIX. Đến năm 1970, cầu được xây mới bằng xi măng cốt thép.

Mieu_Ba_Chua_Xu1

Cư dân tại nhiều địa phương ở miền Nam có tập tục thờ bà Chúa Xứ. Nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ở thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngoài ra, ở Bình Dương cũng có nhiều nơi thờ vị nữ thần có nguồn gốc từ Ấn Độ này. Ngay tại khu Cây Sộp thuộc phường Tân Hưng Thuận, quận 12, cũng có một ngôi miếu khang trang thờ bà Chúa Xứ.

Khu_Ong_Ta

Một góc đường Phạm Văn Hai trong khu Ông Tạ, quận Tân Bình. Khu vực này vốn nổi tiếng bởi vì từng tồn tại phòng khám của lương y Nguyễn Văn Bi (thường được người dân gọi là ông Tạ). Ngoài ra, nó còn nổi tiếng bởi món thịt chó.

Cho_Ba_Hoa

Chợ Bà Hoa, nằm trong làng dệt Bảy Hiền (Tân Bình) thường được gọi là chợ quê Quảng Nam với đủ các mặt hàng đặc trưng từ Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung, như hành tỏi nhỏ mà thơm của miền Trung, bánh nổ, bánh tổ, mắm nêm, các loại rau lá xứ Quảng... Chợ lấy theo tên một người phụ nữ tên Hoa, người đã lập nên khu chợ này vào năm 1967. Trước kia chợ có tên là Linh Hoa (Linh là tên chồng bà Hoa), sau này dù đã đổi lại thành chợ phường 11 nhưng người dân vẫn quen gọi là chợ Bà Hoa, như một xứ Quảng thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn.

(Theo Vnexpress)

Tịnh Đế Liên

Tịnh Đế Liên là đóa hai hoa sen nở trên cùng một cuống, được xem là loài sen đứng đầu về sự thanh tao thuần khiết, quý hiếm, biểu thị điềm lành và xưa kia dành tiến vua nên mới có tên "Tịnh Đế".

sentinhde1

Sen Tịnh đế có nhiều cách giải thích về tên gọi, nhưng căn bản là 2 hoa sen nở trên cùng một cuống, và vì ít ai gặp nên được coi như một điềm lành, chỉ sự thịnh vượng sung túc may mắn. Bức ảnh hoa sen Tịnh Đế Liên này do kiến trúc sư Đoàn Đức Thành chụp tại Bắc Ninh năm 2011.

sentinhde2

Sen Tinh Đế ngày xưa ở Đồng Tháp Mười rất nhiều, đi vào câu ca dao: "Bao giờ cho được thành đôi - như san Tịnh Đế một chồi hai bông". Ảnh do tác giả Kimchiho chụp tháng 8/2011.

sentinhde3

Còn theo truyền thuyết Trung Quốc thì sen Tịnh Đế là hiện thân của tình yêu vì có một đôi nam nữ yêu nhau mà không thành, cùng nhau tự trầm ở hồ sen và sau đó hóa thành sen đôi. (Ảnh là sen Tịnh Đế Liên màu trắng tại Trung Quốc)

sentinhde5

Khu vực huyện Thuận Thành và Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh được cho là nơi có thể tìm thấy hoa sen Tịnh Đế Liên, tuy nhiên cũng đã có người chụp được sen đôi tại hồ sen Tây Hồ.

sentinhde4

Sen Tịnh Đế được tìm thấy tại Thuận Thành, Bắc Ninh. Hai hoa sen khá lệch nhau về kích cỡ nhưng vẫn cùng một cuống. Theo chủ đầm thì giống sen này nguồn gốc từ sen Tây Hồ.

sentinhde6

Một bông Tịnh Đế khác được tìm thấy cũng ở huyện Thuận Thành do một người chủ đầm sen hái được mang lên chợ Quảng Bá.

sentinhde7

Thấy rõ hai bông sen có chung một cuống.

sentinhde8

Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sen Tịnh Đế là một loài riêng biệt

sentinhde9

Chỉ có thể tạm kết luận rằng đây là một hiện tượng dị biến trên hoa sen, vì có thể tìm thấy loại sen này ở nhiều nơi khác nhau và và trên các loài sen ta, sen trăm cánh, sen trắng đều có.

sentinhde10

Những khoảng khắc khá thú vị của tự nhiên với sen như chim chóc...

sentinhde11

Một chú bọ ngựa giương càng trên đầu búp sen hồng.

sentinhde14

Những bông lúa nặng trĩu hạt bao bọc cánh sen hồng - loài hoa với vẻ đẹp thanh tao thuần khiết được chọn là Quốc Hoa của Việt Nam.

Anh Tuấn (Vnexpress)

Vũ điệu mưu sinh trên dòng Như Ý

Dòng sông Như Ý như bừng sáng lên trong bức tranh rực rỡ ngợi ca tinh thần lao động miệt mài của những người làm nghề chài lưới.

Có một nhà văn đã viết: “Chuyện kể về một dòng sông trong lòng thành Huế, bốn mùa nước xanh màu ngọc, thương đến nao lòng. Như cổ tích, bao giờ người ta thôi thương nhớ về một miền ký ức nào đó, hẳn phải tìm về lánh mặt bên dòng Như Ý…”.

Sông Như Ý hiền hòa nằm trong thành phố Huế, hai bên bờ xanh rì những rặng cây, mặt sông lấp lánh ánh nắng vàng mỗi sớm bình minh. Trên sông, cuộc sống chài lưới của những ngư dân vẫn ngày ngày diễn ra cần mẫn.

Tung chài trên sông, khoảnh khắc mưu sinh vất vả nhưng thật đẹp bởi nó diễn ra trên mặt nước trong xanh, phản chiếu ánh nắng như dát vàng trên dòng sông thơ mộng.
Như Ý cũng chính là nơi cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia ở Huế cũng như trong cả nước…

HAI_4550

HAI_4308

HAI_4307

HAI_4266

HAI_4346

HAI_4330

HAI_4376

HAI_4418

HAI_4514

HAI_4529

HAI_4546

HAI_4552

HAI_4645

CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV online

Lang thang qua những thảm vàng

Một mình một “ngựa”, những nhiếp ảnh gia mùa này thường vượt núi để đến những bản vùng xa để đi săn những khuôn hình đẹp. Đó có thể là thung lũng Tú Lệ, là Mù Căng Chải hay một xã nào đó thuộc huyện Yên Bái.

Ở đó mùa này, những thửa ruộng bậc thang đang chín vàng tạo nên những mảng màu mượt mà, đan xen bất tận.

MG_3249

Mời các bạn cùng tác giả Lâm Đình Hoàn lướt qua những thảm vàng ruộng bậc thang ở Tú Lệ và Mù Căng Chải trong mùa gặt.

MG2197

Mù Căng Chải cách Hà Nội khoảng 300km, đi theo QL32.

IMG_9800

Lên đây mùa này, ngoài việc chạy bằng xe máy, xe hơi, bạn có nhiều lựa chọn khác như đi các hãng xe chất lượng cao như Hài Vân, Ngân Hà

MG_2099

Nhà nghỉ ở phố núi bây giờ cũng đã nhiều hơn, thay vì sự lựa chọn ít ỏi như trước đây là Sơn Ca, Suối Mơ, tại trung tâm thị trấn còn có nhà nghỉ Bưu Điện, nhà nghỉ Moon…

MG3304

Và đặc biệt là mức giá phòng rất rẻ, chỉ 150.000 – 250.000/phòng

MG_3298

Để đến được các điểm có ruộng bậc thang đẹp, các nhiếp ảnh gia thường đi xe máy từ Hà Nội lên.

IMG9966

Nếu bạn đi bằng ô tô đến đây, bạn cũng có thể thuê xe máy tại Mù Cang Chải tại 3 điểm cho thuê xe máy, với giá 150.000-200.000 đồng/ngày

MG_3318

Phần lớn các ruộng bậc thang ở Tú Lệ và Mù Căng Chải mỗi năm chỉ có 1 vụ

MG3837

Bà con cấy lúa vào khoảng tháng 5, 6 và thu hoạch vào khoảng tháng 9, 10 hàng năm

MG_3344

IMG_9785

IMG0180Chính vì vậy vào thời điểm đầu tháng 10, rất nhiều nhiếp ảnh gia “lang thang” đến đây để tìm kiếm những khung hình đẹp 

MG_3348

MG_216433333333333333

Khoảng thời gian giành cho các nhiếp ảnh gia sáng tác thường chỉ kéo dài trong khoảng nửa tháng bởi các thửa ruộng chín khá đều và bà con thường tập trung gặt sớm

IMG_0521

Khi vào chính mùa gặt, cảm giác cả khu vực như có lễ hội, vô cùng đông vui nhộn nhịp

IMG_0375

Do địa hình đồi núi, vận chuyển khó khăn nên bà con thường tổ chức gặt và đập lúa tại chỗ

IMG_05211111

Để đảm bảo làm gọn từng thửa ruộng, các gia đình thường hỗ trợ nhau làm nhanh trong ngày

IMG0492

Do đã quen với sự xuất hiện của các nhiếp ảnh gia nên chuyện ai chụp cứ chụp, bà con vẫn miệt mài làm việc

MG_36231111

Theo bà con, thời điểm đẹp nhất khi đến với Mù Cang Chải là vào tháng 6, khi nước được dẫn về và họ bắt đầu cấy lúa

MG3660

Còn từ giữa tháng 9 đến gần cuối tháng 10 sẽ là thời gian mĩ mãn nhất để ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín.

MG_3657

Bạn có muốn làm 1 chuyến đi để thưởng thức những hình ảnh thế này không?

MG_3677

Hãy lên kế hoạch cho mùa lúa mới năm tới nhé

HoanLam
Liên hệ với tác giả —> Tại đây