Nhân kỷ niệm 37 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2012), điểm lại những công trình hiện đại, tầm cỡ khu vực của TP. HCM trong thời đại mới và các công trình lịch sử gắn liền với tên tuổi của Sài Gòn qua một thế kỷ.
Hầm Thủ Thiêm hiện đại nhất Đông Nam Á
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng trong dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây và có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á, với chiều cao 1,49 km, rộng 33m, cao 9m gồm 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho ca ôtô và xe máy. Ngoài ra còn có 2 làn thoát hiểm hai bên, tốc độ thiết kế 60 km/giờ.
Bốn đốt hầm dìm đã lần lượt được vận chuyển thần kỳ từ bể đúc ở Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vượt qua 22 km đường sông về đến khu vực Thủ Thiêm, lắp đặt nối kết thành công với hầm dẫn phía Thủ Thiêm, quận 2
Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 2/2005 và ngày 20/11/2011 hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe. Vậy là từ nay, con đường từ bờ quận 1 sang bờ quận 2 sẽ chỉ mất chưa đầy 3 phút chạy xe. Trong kỳ họp thứ 3, HĐND TP.HCM đã thống nhất đổi tên hầm Thủ Thiêm thành Đường hầm sông Sài Gòn.
Đại lộ Đông Tây uốn lượn từ Đông sang Tây Sài Gòn
Dự án được khởi công xây dựng từ 31/1/2005, đến ngày 2/9/2009, “con rồng” chính thức được thông xe giai đoạn 1, tuyến dài hơn 13 km tính từ quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) tới cầu Calmet, Q.1.
Đây còn là con đường ngắn nhất nối kết giữa thành phố hiện hữu với bán đảo Thủ Thiêm, tạo tiền đề phát triển khu đô thị phía Đông của thành phố.
Ngày 20/11/2011, đoạn Đại lộ Đông Tây còn lại được đưa vào hoạt động. Toàn bộ Đại lộ dài 22km, kết nối phía Đông và phía Tây của TP.HCM bằng một trục đường duy nhất, chỉ mất chưa đầy 30 phút chạy xe. Từ khi dự án đưa vào hoạt động, đô thị thành phố được chỉnh trang, vệ sinh môi trường được cải thiện, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được "thay áo" mới
Đây là con kênh được xem là ô nhiễm nhất Sài Gòn, nhưng từ khi dự án được khởi công vào tháng 9/2010 đến nay thì quang cảnh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã được ''thay áo'' mới. Công trình cải tạo mặt đường ven kênh lên 9m mỗi bên, 3 làn xe, lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới, trồng thêm nhiều cây xanh, đóng kè “lá sen” bằng bê tông xuống độ sâu hàng chục mét, nối từ cuối đường Út tịch, quân Tân Bình đến cầu Lê Văn Sỹ, Q.3.
Hiện 2 tuyến đường ven kênh đã hoàn thành và thông xe góp phần giải quyết tình trạng kẹt xe cho các trục đường cửa ngõ chính của thành phố
Hiện nay, dự án đang được tiếp tục khởi công xây dựng với số vốn hơn 400 tỷ đồng.
Cầu Phú Mỹ dài 2km
Cầu Phú Mỹ bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 2, quận 7 và quận 9. Cầu được khởi công ngày 9/9/2005 và được khánh thành vào ngày 2/9/2009, kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, có chiều dài 2.000m, chiều rộng 27,5m, gồm 6 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ.
Đây là cây cầu không chỉ nổi tiếng ở thành phố mà nó còn nổi tiếng trên thế giới
Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới, có vốn đầu từ 2.076 tỷ đồng, góp phần giảm sự quá tải cho hệ thống giao thông đường bộ TP.HCM.
Ngoài cầu Phú Mỹ, hiện nay, TP.HCM đang khởi công xây dựng cầu vượt Gò Dưa nằm trên đường Xuyên Á – quốc lộ 1A (quận Thủ Đức) và cầu Phú Long nối quận 12 (TP HCM) với tỉnh Bình Dương. Cầu được xây dựng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông trên quốc lộ 13, góp phần phát triển kinh tế xã hội của 2 địa phương.
Và cùng ngắm những công trình thế kỷ tại thành phố:
Tòa nhà Bitexco hình búp sen hướng ra Bến Nhà Rông,là một tòa nhà cao nhất thành phố, với chiều cao 70 tầng, xếp thứ 5 thế giới về tổng diện tích sàn của một tòa nhà đơn lẻ, cao thứ 17 thế giới nếu tính theo thời điểm 2007
Nhà thờ Đức Bà
Chợ Bến Thành, trung tâm thương mại của thành phố
UBND thành phố
Thành phố đẹp lung linh khi về đêm
(Theo VTC)
No comments:
Post a Comment